Kinh Độ Vong

Chương 2


trướctiếp

Edit: Cá bị ê đít do ngồi edit

Không ngờ Vương A Bồ tẩm ngẩm tầm ngầm mà lại quen nhân vật lợi hại như vậy. Chuyện liên quan đến quốc sư Lâm Uyên đã không còn là truyền thuyết bình thường nữa. Đàm Nô há hốc mồm kinh ngạc, đi vòng quanh Vương A Bồ: "Tôi nghe nói Lâm Uyên đảm nhiệm chức quốc sư từ khi Đại Lịch dựng nước, đến nay đã hơn một trăm sáu mươi năm. Vậy thì tính ra quốc sư ít nhất cũng phải một trăm tám mươi tuổi rồi. Ông ấy có phải thần tiên không vậy? Người bình thường nào sống được lâu như vậy chứ? Tôi đoán chắc chắn là ông ấy đã đắc đạo rồi. A Bồ quen ông ấy lúc ông ấy bao nhiêu tuổi vậy? A Bồ thân với ông ta lắm à? Kể cho chúng tôi đi!"

Vương A Bồ tỏ vẻ không thể trả lời: "Làm người không được quá tò mò, chuyện không nên biết thì đừng hỏi lung tung." Rồi lại nói với Liên Đăng: "Chúng ta lập lời hẹn ba năm. Ba năm sau, cô nhất định phải quay lại Đôn Hoàng, giúp tôi hoàn thành những bức bích họa. Trường An không phải nơi để ở lâu dài, thời gian kéo dài quá lâu không tốt cho cô. Nhớ cho kỹ lời của tôi, ba năm sau phải quay lại, tôi vẫn ở đây chờ cô."

Liên Đăng gật đầu: "Nếu tôi có thể toàn thân rút lui thì tôi nhất định sẽ quay về tìm huynh. Nhưng nếu tôi ch3t đi thì A Bồ phải bảo trọng đó, đừng giống như người bạn hòa thượng của huynh, viên tịch rồi mà không có ai phát hiện."

Cô và Đàm Nô đi ra ngoài, quay lại hang động của bọn cô. Bọn cô không thắp đèn, trăng đương lên cao, ngồi ở cửa hang, ánh trăng dát bạc chiếu lên đôi ủng đang đạp lạo xạo. Liên Đăng hoàn toàn không biết gì về vị quốc sư ấy nên quay sang hỏi: "Tỷ vừa nói quốc sư đã một trăm tám mươi tuổi rồi. Con người có thể sống lâu như vậy sao? Tôi chưa từng rời khỏi Đôn Hoàng, không biết tình hình Trung Nguyên. Rốt cuộc quốc sư là gì vậy?"

Đàm Nô nói: "Muội từng nghe về Cục Thái Sử chưa? Chuyên trách ghi chép lịch sử, biên soạn điển tịch, soạn thảo văn thư, kiêm cả mấy việc như soạn lịch thiên văn. Chức quan lớn nhất trong Thái sử sục là Thái sử lệnh. Nhưng đó là danh hiệu cũ của tiền triều. Đương triều không còn thiết lập chức Thái sử lệnh nữa, Cục Thái Sử do một mình quốc sư nắm giữ. Nghe nói thuở ban đầu Đại Lịch dựng nước, triều chính bất ổn, đại tướng từng gầy dựng giang sơn cùng Thái tổ không cam lòng làm kẻ dưới, từng dẫn đại quân muốn công phá hoàng thành. Lúc đó, Thái tổ lâm nguy, là quốc sư đã trèo lên lầu cổng thành, dùng sức một người đẩy lùi ba vạn đại quân. Quốc sư không có họ, chỉ biết tên là Lâm Uyên, quanh năm ẩn cư ở Thái Thượng thần cung. Ngay cả bệ hạ muốn gặp ông ấy thì cũng phải đích thân tới thăm bái, có thể thấy ông ấy là nhân vật tôn quý đến dường nào. Vương A Bồ có qua lại với ông ấy chứng tỏ xuất thân của A Bồ chắc chắn cũng không hề tầm thường."

Liên Đăng nghe mà như lọt vào trong sương mù: "Ông ấy biết hô mưa gọi gió à? Biết phép hay sái đậu thành binh* à?"

Đàm Nô nhún vai: "Cái đấy thì không rõ. Tôi nghĩ chắc là biết, nếu không thì đánh tan ba vạn đại quân như thế nào được? Dù sao thì bất luận là ông ta có biết tiên thuật hay không, nhưng thiên văn địa lý, xem gió trông mây, gieo quẻ, âm luật, lịch pháp chắc chắn tinh thông. Lần này nếu chúng ta có thể cậy nhờ quốc sư giúp đỡ thì muốn giết một người còn khó được sao?"

Liên Đăng miết hàng chữ trên lệnh bài gỗ: "Vương A Bồ nói ông ấy không can dự vào chuyện thế tục, tôi nghĩ ông ấy đã ở ngoài tam giới rồi, chưa chắc đã chịu giúp tôi. Người đã hơn trăm tuổi, già đến mức đi đứng không vững rồi nên quân vương mới phải có muốn gặp cũng đành hạ mình đến thăm. Chúng ta đến Trường An, nếu không phải không còn cách nào khác thì đừng đến làm phiền người già cả. Dù sao thì tôi cũng đi báo thù, liên luỵ đến người vô tội cũng không tốt."

Đàm Nô ngẫm nghĩ rồi nói: "Cũng phải. Người Trung Nguyên thường nói cả đời thanh bạch, cuối cùng lại bị phá huỷ danh dự, gọi là gì ấy nhỉ?"

"Già không nên nết." Liên Đăng đáp mà không cần suy nghĩ.

"Chính là câu này." Mặc dù Đàm Nô cũng là người Trung Nguyên nhưng từ nhỏ đã sống trong môi trường chỉ được dạy cách bán mạng như thế nào, không được chú trọng việc đọc sách học chữ. Vậy nên cô ấy không biết nhiều lắm về văn hóa Trung Nguyên. Có điều, Liên Đăng lại rất bội phục kiến thức của cô ấy. Cô ấy có thể kể chuyện về Trường An đến mức khiến cho người ta tưởng tượng miên man. Cô cảm thấy có Đàm Nô ở bên, chắc hẳn đường đi sẽ bớt quanh co hơn rất nhiều. Nhưng sự thật sau đó đã chứng minh là cô đã kì vọng quá nhiều. Thật ra Đàm Nô chỉ biết nửa vời, tất cả chuyện mắt thấy tai nghe chỉ là được nghe kể, cô ấy chưa bao giờ thực sự đặt chân tới Trường An.

Vương A Bồ chuẩn bị sẵn nước và đồ ăn cho bọn cô, dựa vào số tiền tích cóp được nhờ việc chép kinh cho người ta mà mua một con lạc đà. Chập tối hôm sau, hai cô chuẩn bị lên đường. Trước khi đi, anh ta không tiễn bọn cô. Liên Đăng đứng dưới chân núi nhìn hang động mà anh ta đang vẽ tranh, trong hang đang thắp đèn, có ánh sáng hắt xuống nhưng lại không thấy bóng dáng anh ta đâu. Đàm Nô buồn bã hỏi: "Chúng ta đi rồi, A Bồ có cô đơn không?"

Liên Đăng không trả lời mà xoay người trèo lên lạc đà, cũng kéo cả Đàm Nô lên.

Lạc đà đi rất chậm nhưng lại là phương tiện tốt nhất để đi lại trên con đường tơ lụa*. Hành lang Hà Tây bão cát ngợp trời, nếu đi bằng ngựa thì e rằng không chịu được thách thức như vậy. Lạc đà lắc lư đi qua đi qua Gia Duc Quan, đi về phía Tửu Tuyền. Đôn Hoàng cách Trường An hơn ba nghìn sáu trăm dặm*, không biết phải đi bao lâu mới đến nơi.(1 dặm = ½ km)

Kể từ khi được Vương A Bồ cứu, Liên Đăng chưa từng rơi khỏi núi Minh Sa Sơn. Bây giờ bỗng phải lặn lội đường xa, cảm giác rất mới lạ Nhưng bên bờ sa mạc vẫn là sa mạc, trong sa mạc cũng có những ngọn núi nhỏ phân bố khá tản mát. Tầng nham thạch bị bão cát ăn mòn bào mòn từ năm này sang tháng khác, để lại những vết hằn nông sâu khác nhau. Bọn cô đi vào tháng sáu, là mùa nóng nhất trong năm. Ban ngày không thể đi lại, bọn cô đành phải lên đường vào lúc sáng sớm và buổi tối. Dưới ánh sáng mờ ảo, trông những ngọn núi tản mát ấy giống như từng tòa tháp cao lốm đốm, đượm vẻ tang thương và hoang vu.

Tiếng lục lạc tinh tang vang vọng trên Đại Mạc. Đàm Nô hỏi Liên Đăng: "Muội định báo thù như thế nào? Trường An có nhiều người như vậy, liệu có làm ngộ thương người khác không?"

Liên Đăng điều khiển dây cương lạc đà, ánh trăng sáng ngần phủ lên mắt cô thứ ánh sáng mơ màng: "Nghe nói đô hộ không phải chức quan nhỏ. Muốn lật đổ thì phải bỏ nhiều công sức để vạch tội. Tôi sẽ nghĩ cách tìm hiểu, chờ chắc chắn rồi mới ra tay."

Đàm Nô ồ lên: "Vậy tài võ của muội có tốt không? Một mình muội có thể đánh lại được mấy người?"

Đã lâu lắm rồi Liên Đăng không đánh nhau với người khác. Lần trước đánh nhau là một năm trước, bởi vì một đội buôn ngựa Ba Tư đi qua hồ Nguyệt Nha Tuyền đã ném gia súc ch3t vào hồ. Người sống ở nơi khô hạn đều biết rằng ở sa mạc nước còn quý hơn vàng. Người khu này đều sống dựa vào hồ Nguyệt Nha Tuyền. Cái xác thối làm ô nhiễm nguồn nước, quả thật còn đáng giận hơn cả bọn trộm mộ. Hôm ấy đúng lúc cô đang đứng trên đỉnh núi nhìn xuống. Cô vội vàng chạy đến, đoàn ngựa có mười mấy người và cả một con chó đều bị cô đánh gục.

Cô gãi đầu: "Hai mươi người cũng không thành vấn đề."


trướctiếp