Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 386: Binh tiến Cửu Long Giang


trướctiếp

Chiến dịch chiến lược luôn có điều chỉnh.

Điều chỉnh khác thay đổi.

Điều chỉnh là dựa trên cơ sở vốn có của chiến lược mà làm ra những điều chỉnh cho thích hợp hoàn cảnh.

Nếu so sánh thì Tống Béo luôn là thay đổi chiến lược thất thường vì quan văn và vua Tống liên tục thò tay vào quân sự, mặc dùn méo biết dẫn quân đánh trận nó khổ ra sao. Thay đổi thất thường vậy, hậu cần, tâm lý, thể lực của quân đội làm sao đảm bảo được?

Còn Đại Việt thì khác, tất cả những điều chỉnh dù là nhỏ nhất đều tính toán kỹ lưỡng đến toàn cục. Tính từ thời tiết, lòng quân, hậu cần, cho đến sức chịu đựng của quân sĩ. Cho nên những điều chỉnh của quân Đại Việt luôn mang tính linh hoạt với thực tiễn tình hình chiến tranh.

Không phải Tướng Tống kém, không phải người Hán kém, chẳng có dân tộc nào kém cả , chỉ là Tướng Hán bị quá nhiều gò bó cùng ép buộc.

Thật ra đánh nhau vơi người Chiêm. Người Khmer rất khó, rất phải cẩn thận. Bởi lẽ quốc quân các quốc gia này toàn thân chinh ra trận và toàn là nhà quân sự hàng thật giá thật. Đánh với bọn này không bao giờ có kiểu ăn hên những pha triều đình – chiến tướng bất đồng chính kiến.

Nói như vậy tại sao Đại Việt đánh quân phương Nam thường cảm thấy nhẹ nhàng hơn? Tác đang điêu, đàn nguỵ biện?

Không phải nguỵ biện mà là sự thật. Không thiếu lần trong lịch sử quân Chiêm đánh tận Thăng Long, người Khmer cũng làm điều tương tự.

Căn bản của việc Đại Việt đánh phía Nam cảm giác dễ hơn vì người Chăm kém đông chỉ có 4 triệu, người Khmer đông nhưng đó là Đế Quốc Khmer sau khi thực sự thống nhất, nhưng kể cả như vậy Khmer cũng khó xâm phạm Đại Việt vì vấn đề địa hình hai bên chia cắt, dãy trường sơn rất cao và dài. Còn nếu đánh đường biển thì thuỷ quân Đại Việt mạnh hơn.

Một lý do khác đó là sự chuyên nghiệp hoá quân đội. Từ thời Lý Đại Việt đã học theo người Hán có quân thường trực tinh nhuệ, nhóm này chẳng làm gì ngoài ăn và luyện tập trận hình, chiến đấu.

So sánh điểm này thì người Phương Nam thua rất xa. Quân của các lãnh chúa quý tộc phương Nam ( thời này phương Nam toàn cát cứ phân quyền , ngay cả Khmer cũng vẫn chế độ ấy) thường là nhóm nhỏ thân binh rất tinh nhuệ, nếu có đánh nhau sẽ tụ tập dân binh tạo nên một đội quân hùng hậu nhưng thiếu tính huấn luyện. Đánh nhau thường theo kiểu ùa lên chiến hết mình.

Ngay cả các lãnh chúa Khmer cũng vậy, thậm chí voi chiến của họ cũng có phân chia như vậy, đoàn voi chiến của quý tộc thì có giáp, có bệ cho cung thủ, có đầy đủ trang bị, nhưng voi chưng dụng từ dân lại là loại voi dân binh.

Không đùa đâu, đấy là một sự thật hiển nhiên về thế cục.

Lúc này quân phương Nam không khác mấy hệ thống quân đội của Châu Âu.

Mỗi quý tộc đều bản thân là một nhà quân sự, bên người có đội cận vệ kỵ sĩ sức chiến đấu con mẹ nó khủng. Nhưng binh sĩ lại là nông dân, lúc nào đánh nhau sẽ tụ lại huấn luyện tạm thời thờ gian ngắn cho ra trận.

Đây là lối mòn cát cứ phân quyền không thể nào thay đổi trong một sớm một chiều.

Cho nên nói tướng đấu quân Tống thua vì Tống béo mấy anh bút sách rất hay thích thò tay điều khiển mấy anh tay đao kiếm. Nhưng quân đội của họ là thường trực, chính quy, có huấn luyện có tổ chức và trang bị đồng bộ hoá (Nhà Lý đã manh nha đi con đường này). Cho nên quân đội Tống thực tế rất mạnh đừng đùa.

Lấy ví dụ, nếu vua quan Tống Béo được thay thế bởi to cao đen hôi Khmer hoặc Chiên Thôi. Đại Việt có mà chống được? Lại ví dụ, thay hết nông binh của Khmer- Chiêm bằng quân chính quy Tống. Đại Việt có mà đánh nổi. Với số lượng đông nghìn nghịt lính tinh nhuệ lại có thêm lãnh đạo tối cao là quân sự gia. Đó là quái vật bất khả chiến bại.

Đương cử như các đời vua đầu của người Hán. Toàn là lưng ngựa lấy giang sơn. Chu Nguyên Chương, Chu Đệ, Triệu Khuông Dận, Lưu Bang, Lý Thế Dân, những thời như vậy quân Đại Việt nếu bị xâm lăng thường…. Đỡ không nổi quân Hán.

Lại nói sau khi Khmer thống nhất toàn tập có được quân đội chính quy thường trực họ đã uy hiếp Đại Việt bao lần?

Cho nên lúc này đây quân Chiêm, Khmer tuy có nhiều nông binh nhưng quân Đại Việt vẫn phải hết sức hết sức cẩn thận vì người lãnh đạo bọn chúng không hề tầm thường.

Đồng Bằng Sông Cửu Long ( Lúc này vẫn chưa có tên gọi đó nhưng tác gọi vậy cho dễ hình dung).

Quân Đại Việt sau mười ngày di chuyển đã đến được nơi này.

Lúc này đã là 15 tháng sáu năm Tân Khởi thứ hai.

Kế hoạch xuất chinh bị chậm đi 17 ngày vì phải tái tập hợp quân Tây Khmer. Trong 17 ngày này cũng không phải Bố Chính ngồi không mà các nhà máy vẫn liên tục liên tục sản xuất súng đạn đại bác , nói chung càng nhiều càng có lợi.

Thời gian gấp rút chỉnh đốn binh mã Khmer ba vạn không phải đùa, cũng may bố chính là nơi gần như quân sự hoá cho nên việc này vẫn thực hiện được.



Kho tàng bố chính toàn mở, gần như vơ vét mọi trang bị để tái trang bị cho nhánh quân này.

Từ cái mũ, đôi giày cho đến chiến giáp áo mặc.

Đao kiếm của người Khmer cấu tạo khác với Đại việt, là đao cán dài lưỡi hẹp hơi cong cho nên không thay được, thay sẽ làm giảm sức chiến đấu. Nói chung thằng khốn Jayavirahvarman tuy có bã nhưng cũng không quá đến nỗi, hắn đặt hàng Bố Chính chế tạp đao kiếm bằng thép tốt theo hình dạng chuyên dụng của người Khmer nên vẫn dùng được.

Nỗ tiễn đặc biệt thay đổi một loạt, hơn 7 ngàn cây nỏ Bố Chính hàng xịn được tái trang bị cho bọn này.

Tất nhiên không phải bạch cho không, Ngô Khảo Ký cực ghét Jayavirahvarman rồi cho nên khoản này tính là khoản nợ, còn trả hay không trả? Thử xù nợ anh Ký là biết, đối với tiền bạc là người hiện đại vắt cổ chày ra nước, Ký rất mẫn cảm, đừng đụng vảy ngược này của anh.

Vay ra vay , cho ra cho. Không được

Cơ mà có điểm thú vị Anh Ký xuất trang bị thì ghi nợ sổ. Nhưng anh tịch thu 300 voi chiến thì lại im ỉm không nói gì cả, khà khà.

Jayavirahvarman biết Ký đang ngứa mắt hắn cho nên biến rất xa , không lảng vảng xuất hiện, chỉnh biên quân Khmer hắn cũng mặc kệ. Kể cả Ký muốn nuốt ba vạn quân này hắn cũng tự nguyện dâng, chỉ cần giúp hắn lấy lại lãnh thổ hắn lập tức có thể đẻ ra năm vạn, chục vạn quân đâu.

Tất nhiên Ký không táng tận lương tâm đến mức nuốt quân của Jayavirahvarman, nhưng lợi dụng thời gian chỉnh biên hắn chỉ nhắm một số sĩ quan cấp cao của quân Khmer tiến hành giao lưu ma toé đá Bố Chính thôi.

Rút kinh nghiệm lần này thông tin thiếu hụt hắn quyết định phải thành lập một khối liên minh quân sự vững bền khu vực Đông Nam Á. Tất nhiên cài cắm mật thám vào lực lượng các quốc gia thành viên là bắt buộc.

Chỉnh biên xong tức là xuất binh thôi.

Quân Bố Chính có cả thảy mười hai quân sự cảng tàu. Một con số kinh hoàng nếu đem so sánh với một khu vực vẻn vẹn Tân Bình Lộ như vậy.

Cho nên gọi Tân Bình Lộ là một tiểu quốc hàng hải là không chua ngoa.

Riêng sông Linh giang đã có năm bến tàu quân sự trong đó có một cảng nằm bên Chính Hoà cạnh cửa sông là cảng sâu có thể chứ siêu chiến hạm Men Of War 50m.

Các cảng phía trên thượng nguồn tuy không nhỏ nhưng nông hơn, thích hợp cho tàu Carrack.

Các bến tàu còn lại có Sông Ron 1 bến. Sông Nhật Lệ rất thích hợp xây cảng nhưng xa trung tâm quân sự kinh tế Bố Chính nên xây 3 bến. Còn lại ba bến khác ở Sông Thạch Hàn. Thạch Hàn có nhiều Bến vì nó chính là đất vùng Biên, cần trú trọng quân sự tính chất.

Thuyền biển của Bố Chính rất nhiều, hải quân chiến hạm vốn chỉ có 130 chiếc Carrack, 5 Men Of War, và tầm gần một trăm Carrack bản thu nhỏ tầm 13-15 m.

Nhưng thuyền vận lương, vận tải , thuyền hàng Bố Chính rất nhiều.

Vì xét cho cùng Bố Chính vẫn là một trung tâm kinh tế thương mại của cả khu vực.

Các điểm đóng tàu của chính phủ chỉ có 20 điểm với 5 ngàn nhân công thường trực, nhưng các ụ đóng tàu tư nhân của Bố Chính thì con mẹ nó khủng bố kể không hết.

Chúng ta trước nay nói về Bố Chính luôn chỉ nhắc về chính phủ hoạt động mà quên đi mảng tư nhân hoạt động.

Thương nhân Bố Chính đã có các thương đoàn vươn khắp khu vực, tất nhiên trong này không thiếu bóng dáng Cẩm Y Vệ.

Đám thương nhân này muốn ra khơi buôn bán thi thuyền đâu ra? Hỏng hóc thì ai sửa, cần bảo trì bảo dưỡng thì sao? Chính phủ dĩ nhiên bận bịu với công việc quân sự rồi.

Có cầu ắt có cung.

Nền công nghiệp đóng tàu tư nhân của Bố Chính khởi điểm là sửa chữa tàu. Thương Nhân Bố Chính mua tàu của Medang là chính.

Nhưng càng về sau thương nhân càng phát hiện tàu Medang không đáp ứng đủ điều kiện của họ. Vậy là các xưởng đóng tàu tư nhân lại chuyển hướng đóng mới tàu theo yêu cầu của thương nhân.

Đến nay thì Bố Chính lại xuất khẩu ngược lại thuyền buôn, thuyền vận tải cho Medang và các vùng phụ cận.



Có thể thấy ngành công nghiệp đóng tàu tư nhân của Bố Chính nó bá ra sao.

Tại sao có sự chuyển mình khủng khiếp này của hệ tư nhân đóng thuyền Bố Chính?

Đơn giản vì ngành công nghiệp phụ trợ cho họ quá cường.

Gỗ đóng tàu chiến là không dễ kiếm nhưng đóng tàu hàng tàu vận tải không cần khắt khe vậy, gỗ ở Bố Chính có hệ thống sấy tân tiến rút ngắn thời gian thành phẩm.

Những nhà máy cưa gỗ khổng lồ luôn cung cấp nhanh chóng nhất nguyên vật liệu đóng tàu.

Lại nói đến đóng tàu công nghệ quân sự dĩ nhiên chính phủ không tiết lộ nhưng công nghệ đóng dân sự thì chính phủ không tiếc công mở trường đào tạo.

Thêm vào đó người Bố Chính lại có quá nhiều các máy móc phụ trợ cho đóng thuyền, mũi khoan, tời đẩy, tời xích, ép khuôn, giá thép tất cả chính phủ đều có thể bán cho các xưởng đóng tàu, tất nhiên những thiết bị này không thể dùng cho đóng tầu siêu trọng quân sự. Thêm nữa chính phủ sẽ liên tục kiểm tra định kì tránh thất thoát ra ngoài.

Những thứ như bulong ốc vít to lớn, đinh thép; ngàm. Những nơi khác làm gì có thoải mái được ( trừ Thăng Long) nhưng ở Bố Chính có thể mua, giá phải chăng.

Lấy đương cử nếu muốn gá một ván thuyền dày vào Công hay Đà ( xương sườn của thuyền) thì thợ nơi khác phải còng lưng ra đục lỗ rồi nhét mộng. Có thể có khoan nhưng là mũi khoan kiểu mũi nhọn thân tròn không hề dễ dàng.

Nhưng Bố Chính đâu. Mũi khoan gỗ chất lượng có rãnh thoát gỗ, bán rẻ thôi. Còn có cả hệ thống trợ lực bánh răng để xoay mũi khoan qua những thớ gỗ dày. Khoan rồi bắt đinh tán thép hoặc bắt bulong ốc vít. Tốc độ là tên lửa nếu so với đám lao động thủ công ơ Medang.

Cho nên ngành công nghiệp đóng tàu tư nhân của Bố Chính lên ngôi chính là đánh dấu chấm hết cho các xưởng đóng tàu trong khu vực. Tốt, bền , giá cả lại phải chăng do nhiều khâu công đoạn phụ trợ được máy móc hoàn thành. Vì thế số thuyền vận tải dân sự ở Bố Chính nhiều vãi ra.

Có thể nói công nghiệp đóng thuyền công ( thuộc nhà nước) không ra tiền vì Bố Chính không mấy khi xuất khẩu chiến hạm. Nhưng ngành công nghiệp đóng tàu tư nhân Bố Chính là gà đẻ trứng vàng. Không thiếu đại gia Bố Chính phất lên nhờ đóng tàu ngành.

Do đó đừng nói vận chuyển ba vạn quân Khmer, vận chuyển bảy tám vạn Bố Chính vẫn thoải mái, tất nhiên chính phủ là thuê thuyền thương nhân, trả tiền đầy đủ như làm ăn bình thường. Ở Bố Chính làm ăn rất rõ ràng ít có kiểu chưng dụng như các nơi khác hệ thống phong kiến.

Thật ra lần này hành quân lên phương bắc đã không thiếu thương nhân kí hợp đồng vận chuyển quân từ Vân Đồn đi Liêm Châu.

Thẳng thừng thì chính phủ và nhân dân Bố Chính luôn hợp tác vui vẻ, dân giàu chính phủ mạnh chính là đây.

Ngô Khảo Ký dẫn quân tới Cửu Long Giang thì gặp được quân Lavo( La Oa) dày đặc nơi này đã thả neo kín cả bãi Ngao ( Một trong số cửa Sông Cửu Long Giang, thời này là lớn nhất và là thuận tiện nhất tiến vào).

Sơ sơ giản giản cũng đến 150 thuyền lớn và 80 thuyền bé , quân số không thể ít hơn hai vạn.

Ngô Khảo Ký rất hài lòng đối với vi đồng minh này, làm ăn luôn chỉnh chu, luôn nhiệt tình. Chiên Bang Phú Thái mạnh hơn Jayavirahvarman nhiều. Mình hắn chèo chống cả Lavo tiểu nhược đánh tơi tả Đại quốc Pagan đang nổi lên như một thế lực thống trị Nam Á.

Chiên Bàn Phú Thái không những giỏi quân sự mà cũng giỏi làm kinh tế, biết dựa vào Bố Chính để làm ăn và tự mình giàu mạnh. Sau sáu năm tuy không thể thu phục hết các vùng đất bị Pagang chiếm trước đó, nhưng Lavo dám vỗ ngực xưng tiểu bá cả vùng này không ai cãi cự.

Xông ra từ bãi Ngao đến đón tiếp đoàn chiến Hạm Bố Chính không ngờ lại là mười chiến hạm Carrack made in Tân Bình Lộ. Thật hài hước nha.

Từ khi có Carrack thì đây đã là biểu tượng sức mạnh hải quân của Lavo. Thậm chí để test sức mạnh của mới chiến hạm. Chiên Bàn Phú Thái đã cùng nhóm chuyên gia Bố Chính đột kích mấy cảng của Pagan ở Pathanok sau đó ung dung về nhà, test hàng quá tốt rồi.

Chỉ khổ quân Pegang bị hành hạ hết cỡ trên biển họ chỉ đành lấy lượng quân đông đảo trên bộ uy hiếp Lavo. Nhưng cửa ngõ Sancok đâu dễ đánh, nơi này sau sáu năm đã thành siêu pháo đài. Hai bên là núi cao không thể vượt, kẹp giữ thung lũng là dãy tường thành cao vút nhiều lớp của Sancok.

Chết tiệt là Lavo làm ăn giàu lên, có tiền dám mua xi măng của Bố Chính, dây truyền làm gạch cũng mua luôn, xây dựng nên một Sancock trường thành siêu cấp khủng bố. So sánh thì Đồ Chiêm Quan của Bố Chính lúc này thụt hạng quá thảm. Mà hệ thống tường thành Sancock là mô phỏng con mẹ nó Vauban, lại thêm cổng thành là tham khảo Đồ Chiêm Quan mà đựng. Nói thật Ký là chuyên gia công thành nhìn thấy chắc cũng ngán đến tận răng.

Thằng Chiêm Bàn Phú Thái lại rất tặc, hắn biết Lý Từ Huy phụ nữ nên nịnh kiểu phụ nữ thích. Đối xử cực cực tốt với vợ cùng đằng nhà vợ. Mỹ Hoa đã lên Vương Hậu, con trai nàng là phong đích Vương Tử, sáu năm không có sự vụ gì đặc biệt thì mỗi năm đều cho Mỹ Hoa và đám 4 đứa con về Bố Chính thăm nhà ngoại cả tháng. Sáu năm 4 đứa một cặp song sinh đủ hiểu thằng này cày khoẻ.

Ngày lễ ngày tết Đại Việt không thiếu quà nhỏ lớn hống cho Lý Từ Huy vui ra mặt. Cho nên pháo trên tường thành Sancock là con mẹ nó chi chít. Thuốc nổ đầy kho.

Quân Pagan chưa bao giờ ăn chút lợi thế nơi này.

Nếu so sánh giữa Chiên Bàn Phú Thái và thằng nào đó to cao đen hôi thì xa nhau một vạn tám ngàn dặm.

trướctiếp