Khánh Hi Kỷ Sự

Chương 2: Thế tử Đông Vương


trướctiếp

Đầu hạ hàng năm đầu hạ, hoàng thất đều ngược dòng sông Ly đi về phía tây, đến hành cung Thượng Giang tránh nắng theo thông lệ. Đầu tháng sáu sẽ có thượng thư bộ Lễ tấu xin hoàng đế chọn ngày tốt rời kinh. Loan giá từ cửa Chu Tước cung Thanh Hòa của Ly đô đến cầu Phụng Thiên để qua sông Ly rồi lên trên đường Chu Tước, vòng tới bến đò đường ngự ở Thượng Giang thì lên thuyền. Phố xá hai bờ sông Ly của kinh thành rất đỗi phồn hoa, chẳng những người qua đường trên mặt đất như dệt cửi mà thuyền trên mặt sông cũng như thoi đưa, buồm giương tận trời. Nhưng hàng năm chỉ có một hai ngày này là dân chúng trong phạm vi hai dặm phải lảng tránh không thấy một bóng người, màn vàng rủ đất khắp hơn mười dặm bờ sông, thị vệ san sát, nghiêm ngặt cung kính. Ngự giá dùng hai chiếc thuyền rồng ba tầng, mỗi chiếc có hai trăm người người đàn ông chèo thuyền chia thành hai tiểu đội. Một chiếc có hoàng đế và thân vương, cận thần lên ngồi, hoàng hậu, phi tần, nữ quan hầu hạ thái hậu và hai vị thái phi lên ngồi một chiếc khác. Võ tướng thủy binh, đại thần thị vệ ngồi hơn hai mươi chiếc thuyền đi theo giá. Còn có vô số thuyền nhỏ với người dẫn đường, hộ vệ, kẻ đi đoạn hậu, vận tải vật ngự dụng, uốn lượn tới bảy tám dặm, trùng điệp đi về phía tây. Ly đô có một tòa cửa nước, trước đây cửa chính đóng, chỉ mở cửa nhỏ ở bên cho tàu buôn và thuyền đánh cá lui tới thông hành. Vừa vào tháng Sáu đã có tổng binh thủy sư ở kinh thành giám sát quân sĩ sơn lại cửa chính một lần nữa và buộc gấm vàng, treo đèn màu. Cho đến ngày ngự giá rời kinh thì đóng cửa nhỏ lại, hai mươi quân sĩ lắc ván sắt ở đầu thành hai bờ sông, dùng xích sắt kéo hai then cửa nước lên. Ở trên mặt nước có hai chiếc thuyền nhỏ khác lấy móc sắt mượn sức thuỷ triều sông Ly để kéo Long môn nặng nghìn cân ra.

Năm nay khác với năm trước, loan giá rời kinh qua Long môn chỉ có một con thuyền thái hậu ngồi để rời kinh, theo giá chỉ có đại thần hộ vệ nên sự phô trương nhỏ hơn một nữa so với năm ngoái.

Hoàng đế không đi theo thái hậu vì một duyên cớ lớn là mười lăm tháng Sáu trùng vào ngày lễ lớn mà các phiên vương vào chầu và cống nạp sáu năm một lần. Mùa thu năm thứ tư Khánh Hi, thái hậu còn đang nhiếp chính, chuyện lớn nhất năm ấy chính là tuyển phi cho đại hôn của hoàng đế. Lúc đó hoàng đế chỉ mới mười tám tuổi, chỉ một việc ấy thôi đã có vô số lễ nghi phiền phức làm hắn ta sứt đầu mẻ trán. Thêm vào đó người anh em ruột thịt của hoàng đế là Cảnh Nghi mười sáu tuổi đã trưởng thành nên phải chọn dinh, gia phong làm Thành Thân vương. Đồng thời còn phải chuẩn bị đón lễ bắt đầu tự mình chấp chính. Cả một năm không có thời gian yên tĩnh nên không có ấn tượng gì đối với chuyện phiên vương cống nạp năm ấy. Năm nay có thể nói là lần đầu tiên hoàng đế được phiên vương vào yến kiến từ khi tự mình chấp chính tới nay nên không chỉ có hoàng đế vô cùng chú trọng mà các nha môn trong kinh cũng phải nghe tin lập tức hành động, bận rộn đến mức chân không dính bụi, nào có lòng thảnh thơi tránh nóng.

Trước kia phiên vương luôn cống nạp vào mùa thu nhưng vì lần trước sau khi phiên vương vào chầu thì vẫn ở lại đến tận lễ mừng hoàng đế tự mình chấp chính hoàn tất mới trở về đất phiên. Lúc đó đã là đầu tháng Mười một, trời đông giá rét, nhất là mấy vị phiên vương phương bắc, dọc theo đường đi tuyết lớn đầy trời, khổ không thể tả. Nhà mẹ đẻ thái hậu là phiên vương Lương châu, Lương vương đương thời chính là cậu của thái hậu, tuổi già sức yếu, bị trúng gió, năm sau tạ thế vì bệnh phổi. Thái hậu thấy phiên vương các chốn vào chầu vào tháng chín, phần lớn sẽ khởi hành ở giữa mùa hè nóng bức, lúc trở về lại khó tránh khỏi nỗi cực khi trời lạnh nên cố ý đổi ngày vào chầu đến tháng Sáu. Vậy thì lúc các phiên vương khởi hành trời còn chưa nóng nực, khi về cũng đã gần đến đầu thu, bớt được rất nhiều khổ cực.

Đối với hoàng đế mà nói, tránh nắng là chuyện quan tám cũng ừ, quan tư cũng gật. Lấy lời của hoàng đế tự nói thì là: “Chốn chốn đều là màn vàng vây quanh, chẳng trông thấy gì thì có chi hoan lạc?” Hoàng đế phe phẩy cây quạt, hóng mát dưới gốc cây ở vườn hoa, ve đậu trên ngọn liễu, kêu ré lên từng quãng.”Trẫm cũng chẳng thấy trong cung này nóng lắm.”

Cát Tường đang múa bút thành văn trên bàn đá, nghe vậy thì ngẩng đầu lên thưa: “Tất nhiên hoàng thượng không lạ gì nhưng mấy đứa chúng nô tỳ lại muốn nương nhờ hoàng thượng mà đi ra ngoài một lát.”

“Ai nói không đi nữa? Từ nơi này đến Thượng Giang mà dùng ngựa giỏi thì chưa đầy nửa ngày đường, các thứ chuyện xong xuôi thì chúng ta cưỡi ngựa tới đó.”

Cát Tường nói: “Hoàng thượng đã dự định gặp mặt từng người trong mười hai phiên vương, chỉ sợ đợi sau khi gặp hết thì cũng sắp vào thu rồi.”

Hoàng đế ngó Cát Tường đang sao chép danh sách, nói: “Việc này chẳng mất mấy ngày đâu, trẫm định dẫn mấy thân vương quan trọng cùng đi thỉnh an thái hậu, số còn lại thì sẽ tống khứ về đất phiên trước ngày hai mươi tháng Sáu.” Nói rồi không khỏi cười lạnh lùng, “Bọn họ làm vương bên ngoài, sống những ngày tháng tiêu dao sung sướng, sáu năm mới tới một lần đã oán giận luôn mồm. Trẫm chỉ muốn bọn họ bôn ba trở về trong ngày hè nóng bức, để bọn họ chịu chút khổ thì mới biết phiên vương không dễ làm như thế.”

Cát Tường luôn thận trọng, chỉ mỉm cười nói: “Hoàng thượng thánh minh.”

Hoàng đế chợt hỏi: “Sao không trông thấy Tịch Tà?”

Như Ý ở trước cửa nguyệt[1] của vườn cười nói: “Khẩu dụ lúc trước của hoàng thượng là lúc này không gặp bất cứ kẻ nào. Tịch Tà đã tới được một lúc rồi nhưng không dám thông báo ạ.”

[1] Là một loại hình cửa đi lại đặc trưng của kiến trúc Trung Hoa như đây là một bức tường trong khu vườn hoặc trong nhà mà có một lối đi hình tròn (giống như hình Mặt Trăng tròn) dành cho người đi bộ, phía trên bức tường này có lợp ngói, loại cửa này không có chức năng đóng mở, sử dụng chủ yếu vào mục đích trang trí.

cửa nguyệt

Hoàng đế cười nói: “Khanh đừng giận dỗi trẫm, gọi hắn vào đi.”

Thời tiết đã hơi nóng bức rồi nhưng Tịch Tà vẫn là có phong thái như băng tuyết, dù chờ ở bên ngoài đã hơn nửa ngày nhưng không ra lấy một giọt mồ hôi. Sau khi thỉnh an, hắn nói: “Chuyện hoàng thượng muốn nô tỳ dò la đã rõ rồi ạ.”

Cát Tường, Như Ý lặng lẽ lui ra, hoàng đế gật đầu bảo: “Nói đi.”

“Các phiên vương khác thì không cần nhắc đến. Trong bốn thân vương ngoại trừ Lương vương Tất Long tự mình đến chầu để đề nghị kết thông gia với công chúa Cảnh Giai ra thì ba thân vương khác đều sai thế tử của thân vương đi thay.”

“Cái gì?” Hoàng đế đã nổi cơn thịnh nộ, sắc mặt tái xanh, cau mày lại, “Lễ mừng sáu năm mới có một lần mà dám không tự mình vào kinh…”

“Ắt hẳn ba vị thân vương sẽ nói mình đã già cả nhiều bệnh, không thể bôn ba, vả lại cũng không còn sống được mấy năm nữa, hoàng thượng trẻ trung khoẻ mạnh nên tất nhiên sẽ do đại thần trẻ tuổi phò tá, mặc dù thế tử của mình thế tử chỉ có tài hèn sức mọn nhưng vẫn mong có thể sớm ngày gặp vua, được hoàng thượng dìu dắt.”

“Nói rất có lý đấy.” Hoàng đế giận quá thành cười.

Tịch Tà nói tiếp: “Cùng đi theo Lương vương có đại thần ty lễ và mười sáu tên nội thần của ngài ấy, chắc là để tiện cho việc bàn chuyện hôn nhân. Ngoài ra có hai viên phó tướng dẫn năm trăm hộ vệ từ Lương châu, không tính là đi quá giới hạn.”

Hoàng đế nói: “Lúc này Tất Long chỉ muốn lấy công chúa Cảnh Giai trước, đương nhiên sẽ không sinh nhiều rắc rối.”

“Đến tận ngày mùng một tháng sáu thế tử của Hồng Thất Trú mới khởi hành, dẫn theo một đề đốc, năm thống lĩnh quân đội, hai nghìn tinh binh cưỡi ngựa giỏi đi gấp, dọc đường đi còn gây rối ở các địa phương…”

Hoàng đế cười khẩy bảo: “Hắn ta chẳng qua chỉ là cháu ngoại trai của mẫu hậu, thế mà đã diễu võ dương oai như vậy, đợi đến khi hắn làm thân vương thì trong thiên hạ còn có người mà hắn đặt vào mắt nữa ư?”

“Nếu hoàng thượng hỏi tội này của hắn ta thì cha con Hồng vương tất sẽ lấy cớ ven đường đi qua núi Đa nhiều giặc cỏ để qua loa tắc trách.”

“Những kẻ khác thì sao?”

“Thế tử của Tây vương Bạch Đông Lâu đi thuyền ngược dòng sông Hàn lên phía bắc, binh sĩ hộ vệ có một ngàn người, sáu gã tham tướng. Nhưng trong sáu gã tham tướng ấy có hai tên không phải người Hán.”

“Người Miêu à?”

“Vâng ạ. Trước nay trong triều không có người Miêu nào được làm quan, lai lịch của hai kẻ ấy kỳ quặc, hình như võ công rất cao.”

Người Miêu làm loạn còn là chuyện trong hai năm gần đây. Đất phiên của Tây vương ở Long môn xa xôi, tây kề Miêu Cương, nam giáp Đại Lý. Đàn áp người Miêu vốn chính là chức trách của Tây vương. Mấy tháng trước hoàng đế còn xuống chiếu hỏi vì Tây vương không dẹp được giặc. Lúc đó Tây vương tâu lại rằng, binh sĩ người Miêu không có chỗ ở cố định, đến không bóng đi không hình, một khi càn quét thì sẽ chui vào đất Đại Lý nên rất khó dẹp yên.

“Như vậy xem ra Bạch Đông Lâu vốn có cấu kết với người Miêu, quả là đáng giận.”

“Thế tử của Tây vương sẽ không dưng mà dẫn hai tên người Miêu này vào kinh, rõ ràng là muốn liên lạc với ai đó. Chỉ là không biết đối phương là ai, rốt cuộc muốn bàn chuyện gì nên nô tỳ không dám nói bừa. Tuy Tây vương giật dây người Miêu cải trang thành đại thần tới kinh bái kiến đã là tội lớn, song vì chưa biết mục đích chuyến này của họ nên hiện nay chưa thể đánh rắn động cỏ.”

“Đông Vương thì sao?”

Tịch Tà cười nói: “Nói ra thật xấu hổ, nô tỳ không tường tận lắm về chuyện phía đông. Chỉ biết là lần này trong số những người mà thế tử Đỗ Mẫn của Đông vương mang theo có một cao thủ tuyệt đỉnh.”

“Có ý gì?” Hoàng đế không tỏ chuyện trên giang hồ nên vẻ mặt không khỏi mù mờ.

“Người này tên Lôi Kỳ Phong, có kẻ nói võ công của y đã đến cảnh giới trích diệp phi hoa[2], lấy khí để dùng kiếm, là cao thủ tiếng tăm lừng lẫy trên giang hồ. Nếu không phải nhờ tiếng tăm của y thực sự quá vang dội thì lấy kiến thức hạn hẹp của nô tỳ, chắc chắn sẽ không biết Đông vương đã chiêu mộ được cao thủ bậc này.”

[2] Đầy đủ là “Trích diệp phi hoa, thương nhân lập tử”. Trong tiểu thuyết võ hiệp, chân khí của cao thủ võ lâm đạt tới mức nhất định thì có thể dùng cánh hoa hoặc lá cây để tấn công địch. Người bị đánh trúng chết ngay tức khắc nhưng kinh mạch cả người vẫn hoàn hảo, không tìm ra vết thương, lan đến người bên cạnh thì lại bị khí mạnh xâm chiếm thường đứt kinh mạch.

“Trích diệp phi hoa?” Hoàng đế cười nói, “Khanh đừng tỏ vẻ bí hiểm với trẫm. Rốt cuộc võ công của y cao cỡ nào?”

Tịch Tà suy nghĩ một lát rồi thưa: “Lấy ngay thị vệ đại nội mà nói thì hơn một nửa chưa phát hiện ra y tới gần đã để y bẻ đầu xuống rồi.”

Hoàng đế không khỏi rùng mình, bảo: “Thế lực của Đông vương cực lớn, thế tử lên kinh chầu dẫn cả một ngàn tám trăm người rồi mà còn dùng cao thủ như vậy bảo vệ ư?”

Tịch Tà nói: “Lôi Kỳ Phong là sát thủ, tất nhiên không phải là để bảo vệ thế tử của Đông vương mà là tới giết người.”

Hoàng đế nhíu mày: “Nếu như y muốn làm chuyện không có lợi với trẫm…” Vẻ âu lo trên mặt hắn ta nhìn thì giống như đang khó hiểu hơn.

Tịch Tà thấy thế thì cười nói: “Cho dù Đông vương hống hách cũng không đến mức đại nghịch bất đạo như vậy đâu ạ. Dẫu Lôi Kỳ Phong to gan lớn mật vào cung ám sát nhưng trong thị vệ vẫn có một hai người có thể đỡ được một chiêu nửa thức của y.”

“Sau một chiêu nửa thức thì sao? Lẽ nào trong cung nhiều thị vệ như thế mà không có một ai là đối thủ của y à?”

“E là trong thị vệ thì không có đâu ạ.” Lúc Tịch Tà nói những lời này thì không nhịn được mà nở nụ cười, “Song hoàng thượng không cần quá lo, mặc cho cao thủ như thế nào xâm phạm thì bên cạnh hoàng thượng cũng có người ắt có thể hộ giá.”

Hoàng đế ngẫm nghĩ cẩn thận nhưng vẫn không hiểu được, bèn hỏi: “Kẻ nào?”

“Đại sư ca của nô tỳ.”

“Cát Tường?” Hoàng đế kinh ngạc, “Cát Tường ư?”

“Thưa vâng.” Tịch Tà thấp giọng cười nói, “Kiếm pháp của đại sư ca nô tỳ hơn người, chắc là hoàng thượng không biết.”

Ánh mắt hoàng đế bỗng sáng ngời, vẻ mặt không kiềm chế được sự hưng phấn, nhìn ngó bên ngoài vườn rồi thấp giọng hỏi: “Võ công của y cao lắm à?”

“Rất cao ạ.” Tịch Tà cũng thầm thì nói.

“Chi bằng bảo y vào biểu diễn một phen.”

Tịch Tà vội nói: “Tuyệt đối không được đâu ạ. Đại sư ca mà biết nô tỳ lắm mồm, lúc này sẽ không nói gì nhưng e đến tối sẽ tới lấy mạng nô tỳ mất.”

Hoàng đế không khỏi cười to vài tiếng, sau đó tỏ vẻ nuối tiếc mà than: “Tiếc thay trẫm không thể trông tận mắt.”

Tịch Tà cười nói: “Việc này không khó đâu ạ. Tuy nô tỳ chỉ biết một chiêu nửa thức nhưng có thể học cho hoàng thượng xem.”

“Được!” Hoàng đế vỗ tay bảo, “Lấy vật gì đó để ví dụ thôi cũng được.”

Tịch Tà đi tới bên dưới một cây liễu, bẻ một cái cành nhỏ dài mềm mại: “Nô tỳ thất lễ, xin hoàng thượng thứ tội.”

Hoàng đế gật đầu, chỉ thấy vẻ cười trong mắt Tịch Tà tán đi, ánh sáng vàng bừng lên trong đôi mắt, cổ tay nhẹ nhàng run lên, cành cây mềm mại đột nhiên thẳng tắp, lá trên cành bị đánh bay ra, chậm rãi bay trên không trung. Tịch Tà giơ cánh tay phải, đâm nhanh một cái trên không, mơ hồ mang theo tiếng sấm sét xé gió đâm vào làm đau màng nhĩ hoàng đế. Tịch Tà cười uyển chuyển, cành liễu mới từ từ rủ xuống. Tịch Tà không đếm xỉa đến vẻ mặt sửng sốt của hoàng đế, dâng cành liễu đến trước mặt hắn ta và nói: “Nô tỳ học kiếm pháp trong nhà đại sư ca, không múa đẹp như các thị vệ, xin hoàng thượng chớ chê cười.”

Hoàng đế nhớ Tịch Tà chỉ đâm trên không một cái, đã thấy ngọn liễu non mềm xuyên qua ba chiếc lá, sau khi kinh hãi thì không nhìn được cười nói: “Khanh làm trẫm mơ hồ rồi. Đây là pháp thuật gì đấy?”

Tịch Tà nói: “Nô tỳ chỉ cách đại sư ca hay luyện kiếm, tuy thủ pháp sử dụng lực của nô tỳ và đại sư ca không giống nhau, song tựu trung vẫn có mấy phần giống nhau.”

“Đây chỉ là cành liễu thôi, nếu như là thật kiếm thì sao?”

“Nô tỳ không biết việc ấy, trong cung trừ thị vệ ra thì còn ai khua đao múa thương đâu ạ?”

Gần trưa, gió mát thong dong thổi vào trong vườn hoa, cơn nóng nực của cả một ngày dần tiêu tan, ngay cả ve hè cũng yên tĩnh hưởng thụ sự mát mẻ đến chậm, quên mất phải kêu đến đứt hơi khản tiếng. Cát Tường và Như Ý đang cảm thấy gió mát phất qua người, tinh thần hết sức phấn chấn thì đã trông thấy Tịch Tà mỉm cười đi tới.

“Hoàng thượng cho đòi hai vị sư ca vào hầu đấy.”

Hai người đi vào trong vườn hoa, thấy hoàng đế đứng ở dưới bóng liễu với vẻ mặt hồng hào, trong tay còn cầm cành liễu đâm vào không trung phát ra tiếng “xào xạc” không dứt.

Vui lòng đọc tại vongnguyetlau10.wordpress.com để mình mau cập nhật chương mới.

Ngày mùng mười tháng Sáu, phiên vương các nơi đã lục tục đến kinh, chỉ dắt trăm người quan tòng và thị vệ vào kinh thành theo ý chỉ của hoàng đế, những hộ vệ và binh sĩ khác đều hạ trại ở mười dặm ngoài cửa Phủ Dân phía nam, không được vào thành.

Giám sát quân đội đất phiên ngoài cửa Phủ Dân vốn nên là việc của đại doanh trấn giữ kinh thành Ly đô, nhưng vì năm đầu Khánh Hi, đại doanh kinh thành Ly đô bị người khác xúi giục làm loạn, sau khi bị bốn vị thân vương họ ngoại của thái hậu đàn áp thì lập tức xin giải tán. Vì cớ đó mà nay việc hóc búa ấy được giao cho ty Binh mã ngũ thành. Từ khi Đề đốc Binh mã ngũ thành Viên Tấn nhận công việc tiến thoái lưỡng nan ấy là cả ngày than thở. Phiên vương đều là hoàng thân quốc thích, không thể đắc tội bất kỳ ai. Nhưng nếu những tên chó săn hoành hành ngang ngược của phiên vương gây ra chuyện thì sẽ không tránh được chuyện triều đình hỏi tội mình không trấn giữ được. Hắn ta đành phái một đốc thống trong nha môn chọn ra năm ngàn người đóng ở ngoài cửa Phủ Dân, phân phát vật khao thưởng mà triều đình ban xuống, đồng thời phòng thủ nơi hiểm yếu.

Ngày mười hai tháng Sáu, thế tử của Hồng vương là Hồng Định Quốc đến kinh, vào ở dịch quán trên đường Bạch Hổ. Bây giờ hai ngàn người mà hắn ta dẫn theo chỉ do ba quan trung quân thống lĩnh. Chạng vạng hôm ấy đã có hơn một trăm sĩ tốt kết đàn rời đại doanh định đi lên đường núi hướng vào kinh. Gián điệp của ty Binh mã ngũ thành lập tức cấp báo cho Đốc thống Dương Lực Hòa ở ngoài thành.

Dương Lực Hòa không khỏi cuống cuồng nói: “Mau chọn đủ hai ngàn người ngựa, chặn chúng lại trước khi chúng lên đường cái.”

Nhưng tướng quân du kích Lục Tuần đang hóng mát dưới chòi che nắng cùng hắn ta lại nói: “Đại nhân gượm đã, việc này tuyệt đối không được.”

“Vì sao?”

“Hai nghìn binh mã mà chỉ chặn vẻn vẹn một trăm người, bị người vên trên biết được sẽ không tránh được việc trách tội chúng ta làm mất mặt triều đình.”

“Nói có lý, nói có lý.”

“Theo góc nhìn của mạt tướng, chỉ cần phái hai, ba trăm người lập trạm kiểm soát trên đường cái, đợi chúng đến thì khuyên chúng về là được. Ở đây thì gọi người báo cho Viên đại nhân hay, trong kinh tự có Viên đại nhân điều động, chúng ta thì nghe mệnh mà làm, không đến nỗi có sai sót.”

“Đợi chúng lên đường cái thì e đã muộn.”

“Lên đường cái tất nhiên cũng cách xa doanh trại của chúng, dầu không khuyên chúng quay về được thì phải cưỡng ép giữ chân, không đến mức để cho chúng mật báo, gây xích mích thị phi, tạo ra binh biến.”

Hai chữ “binh biến” dọa cho Dương Lực Hòa đổ đầy mồ hôi lạnh. Hắn ta nói: “Có lý! Tuy chỉ có hơn một trăm người nhưng sự việc quan trọng, không biết phái ai chặn chúng mới tốt?”

Lục Tuần đã biết củ khoai nóng bỏng tay này sẽ lại bị Dương Lực Hòa ném về, bèn cười nói: “Phương pháp là do mạt tướng đưa ra nên tất nhiên sẽ do mạt tướng đi một chuyến. Lúc này đại nhân hãy phái người giục ngựa truyền lại cho quan trung quân dưới trướng thế tử của Hồng vương để khiển trách nghiêm khắc, một lát nữa thì để gã dẫn người về.”

Hơn một trăm kẻ đi ra từ doanh của thế tử Hồng vương phần lớn là lính già dày dạn, hiếm khi được tới kinh thành một chuyến nên chỉ muốn hưởng lạc một phen nên lúc bấy mới thoát đội đi ra. Vừa lên đường cái, chúng không kiềm được nhảy cẫng lên hoan hô, kêu la om sòm. Mới đi được một dặm, phía trước đã có một lán trà, thời tiết nóng bức nên mọi người hoan hô một tiếng, chỉ muốn đi cướp trà để uống.


trướctiếp